KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG NĂM HỌC 2024 2025

KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2024 2025

Số kí hiệu Số 147/KH -MNTHB
Ngày ban hành 16/10/2024
Thể loại Công văn
Lĩnh vực Pháp quy
Cơ quan ban hành Bộ GD&ĐT
Người ký Phạm Vũ Luận

Nội dung

 

UBND HUYỆN THANH OA
TRƯỜNG MN TAM HƯNG B
  Số: 147 /KH-MNTHB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Thanh Oai, ngày 23  tháng 9  năm 2024



 
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
                                                                     NĂM HỌC 2024-2025

                 Thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ  chức và hoạt động thanh tra giáo dục (Nghị định số 42/2013/NĐ-CP);  Công văn số 3972/BGDĐT-TTr ngày 07/8//2024 của Bộ GDĐT Hà Nội về hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học 2024-2025: Công văn số 3086/SGDĐT-TTr ngày 10/9/2024 của Sở GDĐT về việc triển khai công tác thanh tra và hướng dẫn kiểm tra nội bộ đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.  
                 Thực hiện Kế hoạch số 590/KH-GDĐT ngày 19/9/2024 của Phòng GDĐT huyện Thanh Oai về công tác kiểm tra năm học 2024-2025;
                Căn cứ Kế hoạch số 137/KH-MNTHB ngày 10/9/2024 Kế hoạch thực hiện  nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của nhà trường, Trường Mầm non Tam Hưng B  xây dựng  Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2024 - 2025 cụ thể như sau: 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các nhà trường; chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của tập thể, cá nhân; đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý;
- Thông qua hoạt động kiểm tra nhằm điều chỉnh những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện quy định về công tác quản lý; tìm ra các giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chất lượng hoạt động dạy, học, giáo dục; tư vấn, thúc đẩy sự phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
- Củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường.
2. Yêu cầu
- Công tác kiểm tra phải thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi các đơn vị thuộc địa bàn quản lý trên cơ sở kiểm tra đối chiếu với các quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý;
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nhiệm vụ đã được phân công cho tập thể, cá nhân, phải gắn với yêu cầu đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả; phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, cả nể, làm qua loa, hình thức; kiểm tra được tổ chức thường xuyên, kịp thời, theo kế hoạch.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
           1. Kiểm tra chuyên nghành
1.1. Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng việc thực hiện đổi mới coong tác quản lý
a. Công tác quản lý của hiệu trưởng
- Nội dung kiểm tra:
+ Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục; công tác quản lý, bố trí, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại… đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên; việc quản lý và giáo dục học sinh; việc chỉ đạo công tác hành chính, tài chính, tài sản của đơn vị; xây dựng cơ sở vật chất, quản lý thiết bị dạy và  học; thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh;
+ Việc thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 09/2024/TT- BGDĐT ngày 03/06/2024 của Bộ GDĐT, Thông tư số 61/2017/TT- BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính; thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo...
- Đối tượng kiểm tra là thủ trưởng đơn vị; hồ sơ quản lý của lãnh đạo, trực tiếp là thủ trưởng đơn vị; hồ sơ lưu và hình thức công khai của lãnh đạo; hồ sơ và hoạt động của văn thư, kế toán, thủ quỹ; hồ sơ các bộ phận liên quan.
b. Công tác quản lý của phó hiệu trưởng
- Nội dung kiểm tra:
+ Chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch được giao.
          + Kiểm tra công tác quản lý sử dụng điều hành sử dụng CSVC, thiết bị đồ dùng đồ chơi học liệu.
          + Kiểm tra các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục, kiểm tra các báo cáo biên bản đánh giá hồ sơ sổ sách theo kế hoạch chuyên môn.
- Kiểm tra công tác khác được giao
- Đối tượng kiểm tra: Phó hiệu trưởng tự kiểm tra, Hiệu trưởng; Ban KTNB kiểm tra…
 c. Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra việc quán triệt, triển khai: Công tác tiếp nhận văn bản chỉ đạo; tổ chức quán triệt, tuyên truyền; công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, quy chế, tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ, công tác phối hợp.
+ Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành, trong phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên và người lao động; tổ chức các cuộc họp, giao ban, hội nghị; mối quan hệ giữa người đứng đầu với cơ quan cấp trên, với cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới.
+ Trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị đối với việc thực hiện quy chế dân chủ; việc tổ chức đánh giá định kỳ, sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo theo quy định.
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo phụ trách thực hiện quy chế dân chủ; cán bộ, giáo viên được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện
d) Kiểm tra việc thực hiện công khai trong lĩnh vực giáo dục
- Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra kế hoạch thực hiện công khai chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; công khai về thu chi tài chính; các biểu mẫu công khai; biên bản công khai; các quyết định...
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo phụ trách công tác công khai, kế toán.
1.2. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Việc thực hiện quy chế chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên  
- Nội dung kiểm tra 
+ Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch của tổ, kế hoạch  giáo dục ngày của từng hoạt động.
+ Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn; đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; 
+ Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
+ Kiểm tra chất lượng dạy-học của tổ; việc sinh hoạt chuyên môn; việc thực hiện quy định về chuyên môn nghiệp vụ, phát triển đội ngũ, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
+ Kiểm tra 100% các hoạt động của trẻ ở các lớp theo các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ.
+ Kiểm tra 100% nề nếp thói quen trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Đối tượng kiểm tra
Lãnh đạo nhà trường; hồ sơ sổ sách nhóm lớp, KHGD các lớp, hồ sơ sổ sách tổ nuôi.
1.3. Kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác thu  - chi đầu năm
- Nội dung kiểm tra
+ Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính; kiểm tra kế hoạch xây dựng, tạo nguồn ngân sách của đơn vị; các khoản thu ngân sách, thu hoạt động; các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; việc chấp hành các chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính;
+ Việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền mặt: Việc thực hiện quyết toán thu - chi tài chính;
+ Công tác kế toán (chấp hành chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính).
- Đối tượng kiểm tra: Nhân viên kế toán, thủ quỹ; hồ sơ lưu và hoạt động của kế toán, thủ quỹ.
* Kiểm tra công tác mua sắm, quản lý tài sản và sử dụng thiết bị dạy học:
- Nội dung kiểm tra
 Việc quản lý và sử dụng tài sản cố định: Kiểm tra việc XD, sử dụng, bảo quản CSVC và thiết bị. Thẩm định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp, đảm bảo an toàn; thẩm định giá trị sử dụng của CSVC trường, lớp; nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại tài sản; Công tác đầu tư XD cơ bản; Quy trình thực hiện mua sắm, các hợp đồng với nhà thầu, kinh phí đầu tư mua sắm, quyết định giao dự toán, quyết định thành lập các Ban, biên bản kiểm tra, biên bản giao-nhận..; kiểm tra thực tế đồ dùng, thiết bị dạy học thực tế so với hồ sơ, sổ sách quản lý…; Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, hồ sơ sổ sách liên quan (Quan tâm tới công tác bảo quản, theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học).
- Đối tượng kiểm tra
 Là lãnh đạo phụ trách quản lý tài sản, nhân viên Kế toán, nhân viên thiết bị; hồ sơ lưu của Lãnh đạo, hồ sơ mua sắm, quản lý và sử dụng CSVC, thiết bị dạy học….
1.4. Kiểm tra công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi
- Nội dung kiểm tra
Việc triển khai kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ từ 0-5 tuổi, việc cập nhật theo dõi trẻ trên phần mềm, thực hiện việc liên hệ với UBND xã để nắm danh sách trẻ.
- Đối tượng kiểm tra: Cán bộ phụ trách phổ cập, giáo viên, nhân viên
1.5. Kiểm tra công tác kiểm tra nội bộ, tiếp công dân, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác phòng chống tham nhũng, việc thực hiện công khai theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT ngày 03/6/2024 của bộ GDĐT 
a. Kiểm tra cơ sở vật chất trường học
- Nội dung kiểm tra
 Số lượng, chất lượng, việc bố trí, sắp xếp, khai thác, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị, khuôn viên, các khu vệ sinh, cảnh quan cổng trường.
- Đối tượng kiểm tra
Hồ sơ quản lý của BGH nhà trường; hồ sơ và hoạt động của các bộ phận như bộ phận y tế, kế toán, nhân viên bảo vệ, trang thiết bị hiện có đang sử dụng….
b. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên
* Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật:
- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của Ngành, quy định của đơn vị; việc chấp hành kỷ luật lao động (đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ, công lao động).
- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, nhân dân; tinh thần đoàn kết; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và người học...
* Việc thực hiện quy chế chuyên môn theo hướng đổi mới
- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên theo Điều lệ trường MN
- Việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học,
- Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, gắn với đặc thù cấp học, tích hợp với thực tiễn đời sống, đa dạng hóa việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và định hướng hoạt động học cho người học; đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học.
- Việc thực hành, sử dụng thiết bị dạy học (kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp, đối chiếu kế hoạch dạy học với hồ sơ giáo án); việc cải tiến, tự làm đồ dùng dạy học.
- Việc tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ, kết quả khảo sát (nếu có):
+ Kiểm tra giờ lên lớp: khi dự giờ, cán bộ kiểm tra cần lập phiếu dự giờ (dự và đánh giá xếp loại ít nhất 02 tiết), nhận xét giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên về thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng, các năng lực, phẩm chất cần phát triển theo đặc thù tiết học (thể hiện trong việc biên soạn câu hỏi/bài tập, thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức dạy học).
* Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: công tác kiêm nhiệm như: công tác đoàn thể, tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh...
* Khả năng phát triển của giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và các hoạt động xã hội khác...
* Chỉ tiêu: 30% số giáo viên đang công tác tại trường
Danh sách giáo viên kiểm tra toàn diện năm học 2024-2025.

TT

Họ và tên GV
Năm sinh Trình độ
CM
Nhiệm vụ được phân công Thời điểm
KT (tháng/năm)
Người/bộ phận KT
1 Tào Thị Thuỷ 1978 GV 3T 10/2024 Ban KT
2 Lê Thị Chúc 1986 ĐH GV 4T 10/2024
Ban KT
3 Nguyễn Thị Ngọc 1992 GV5T 12/2024
Ban KT
4 Lê Thị Yến 1991 ĐH GV NT 12/2024 Ban KT
  5 Phan Thị Lan 1982 ĐH GV4T 01/2025 Ban KT
6 Tào Thị Tân
 
1973
 
ĐH
 
GV  NT 02/2025 Ban KT
7 Đàm Thi Bích Lan
 
1972 ĐH
 
GV  NT
 
03/2025 Ban KT
8 Dương Thị Thuỷ Ngân 1979 ĐH GV 3T 03/2025 Ban KT
9 Nguyễn Thị Bích Hằng 1970 TC GV NT 04/2023 Ban KT

          c. Kiểm tra chuyên đề.
- Nội dung kiểm tra
 + Kiểm tra chuyên đề phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội 4/13 lớp - tỷ lệ 30%;
+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy (100% GV); Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng phương pháp giáo dục Steam, ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
+ Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề xây dựng và duy trì bầu không khí tâm lý thân thiện, dân chủ, hạnh phúc trong nhà trường”
- Đối tượng kiểm tra: Giáo viên, dự giờ, Hồ sơ sổ sách.
d. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của nhà giáo
- Nội dung kiểm tra 
+ Việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung, biện pháp...
+ Việc tổ chức, nề nếp của lớp.
+ Tỉ lệ chuyên cần, duy trì sĩ số học sinh.
+ Công tác vệ sinh, trang trí lớp.
+ Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
+ Thực hiện theo dõi đánh giá trẻ.
+ Việc tổ chức các hoạt động tập thể, phối kết hợp với các tổ chức khác để giáo dục trẻ.
+ Cách thức liên lạc, thăm hỏi, trao đổi với cha mẹ trẻ để giúp đỡ, giáo dục trẻ.
- Đối tượng kiểm tra: Giáo viên và Hồ sơ của giáo viên phụ trách các lớp.
e) Kiểm tra HĐ chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác chủ nhiệm
- Nội dung kiểm tra chăm sóc nuôi dưỡng :
+ Thực hiện những quy định đảm bảo an toàn cho trẻ theo Thông tư số 45/2021/TT-BGD&ĐTngày 31/12/2021 của Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
+ Chăm sóc sức khỏe, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Kết quả theo dõi cân nặng, chiều cao, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi và trẻ khuyết tật hòa nhập... Trang thiết bị chăm sóc giờ ngủ cho trẻ theo mùa, đảm bảo vệ sinh. Chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ.
+ Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ, trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, vệ sinh bếp, kho thực phẩm.
+ Đảm bảo chất lượng bữa ăn: Mức tiền ăn, tỉ lệ cân đối 3 chất P-L-G,  lưu nghiệm thức ăn.
+ Hồ sơ, sổ sách quản lý nuôi dưỡng.
- Đối tượng kiểm tra: BGH, GV, NV và bộ phận liên quan đến nội dung kiểm tra gồm: Hồ sơ lưu của BGH; hồ sơ và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng của giáo viên, nhân viên y tế, quản lý bếp ăn bán trú.
f) Kiểm tra hoạt động chuyên môn chất lượng giảng dạy của tổ giáo dục, tổ nuôi dưỡng, tổ văn phòng
- Nội dung kiểm tra
+ Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục;
+ Chất lượng giảng dạy của giáo viên qua dự giờ thăm lớp, phong trào đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên, xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện,
+ Kết quả học tập của học sinh: Thông qua việc đánh giá dự giờ các hoạt
động
+ Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng: qua KT bếp ăn: Xây dựng thực đơn, cân đối các chất dinh dưỡng, khâu giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm.
- Đối tượng kiểm tra
 Lãnh đạo phụ trách chuyên môn, tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên và các bộ phận liên quan đến nội dung kiểm tra gồm: Hồ sơ lưu của lãnh đạo đơn vị, hồ sơ và hoạt động của tổ chuyên môn, hồ sơ của giáo viên.
g. Kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Kiểm tra việc xây dựng hồ sơ tiếp công dân, sổ theo dõi đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, ghi chép theo quy định; bố trí địa điểm tiếp công dân phù hợp (có nội quy phòng tiếp dân, nơi tiếp dân, lịch phân công trực tiếp công dân, quy chế tiếp công dân, tiếp nhận xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo...); thiết lập hồ sơ vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) đúng quy định; việc thực hiện kê khai, xử lý thông tin về thu nhập cá nhân.
- Công tác phòng, chống tham nhũng: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí của cơ sở giáo dục, việc xây dựng các quy định, quy chế của đơn vị theo yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng (kế hoạch thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, quy chế làm việc, quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản, công khai các hoạt động của đơn vị theo quy định); việc xây dựng hồ sơ, sổ sách và cập nhật, ghi chép, báo cáo theo quy định...
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo phụ trách công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; cán bộ, giáo viên được giao nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng.
1.6. Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện chuyển đổi số theo Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2022 của Bộ GDĐT ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của CSGD phổ thông và GDTX và Kế hoạch số 2407/KH-SGDĐT ngày 17/8/2022 của Sở GDĐT Hà Nội về việc tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin của Sở GDĐT Hà Nội giai đoạn 2022-2025 định hướng đến năm 2030
Nội dung kiểm tra
Kiểm tra việc sử dụng CSDL ngành về GDMN, tích hợp các hệ thống TT QL ngành hiện có vào CSDL ngành, xây dựng và triển khai các hần mềm quản lý, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm CSDL ngành. Kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý giáo dục, quản trị nhà trường.
Kiểm tra việc sử dụng kho học liệu điện tử toàn trường.
Kiểm tra các khoản thu của nhà trường không sử dụng tiền mặt.
Đối tượng kiểm tra
Cán bộ quản lý, GV, kế toán.
1.7. Kiểm tra công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục ATGT, việc thực hiện đảm bảo an ninh trường học, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học. Lồng ghép kiểm tra việc triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, công tác phòng chống tại nạn thương tích.
Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra hệ thống phòng học và các phòng chức năng, hệ thống bếp ăn bán  trú, nước uống, nhà vệ sinh, cây xanh, vườn trường, trang thiết bị, đồ dùng dạy học;  hệ thống phòng cháy chữa cháy; vệ sinh phòng dịch. 
Đối tượng kiểm tra
Lãnh đạo đơn vị, cán bộ giáo viên phụ trách công tác an  toàn trường học, Đoàn Thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ lưu, các văn bản  chỉ đạo về công tác an toàn trường học, biên bản kiểm tra, quyết định thành lập các  ban, tiểu ban...
1.8. Kiểm tra công tác y tế, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học
* Công tác y tế.
- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động, việc thực hiện kế hoạch hoạt động, hồ sơ sổ sách (An toàn trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh...)
- Kiểm tra thiết bị y tế, cơ sở vật chất, việc sắp xếp, bố trí tủ thuốc, cơ số thuốc, chất lượng thuốc.
- Công tác phối hợp giữa nhân viên y tế và giáo viên trên nhóm, lớp
* Công tác bán trú.
- Hợp đồng ký kết cung ứng thực phẩm, giao nhận thực phẩm, kiểm thực ba bước, tính khẩu phần ăn, xuất, nhập kho, sổ chấm ăn, sổ chia thức ăn, lưu nghiệm thức ăn.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bán trú
- Hoạt động của bộ phận nuôi dưỡng: Quy trình chế biến theo dây truyền phân công.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngội độc thức ăn và nước uống, vệ sinh đồ dùng ăn uống.
- Thực hiện những quy định đảm bảo an toàn cho trẻ theo Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
- Chăm sóc sức khỏe, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Kết quả theo dõi cân nặng, chiều cao, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi và trẻ khuyết tật hòa nhập (nếu có). Trang thiết bị chăm sóc giờ ngủ cho trẻ theo mùa, đảm bảo vệ sinh. Chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ.
- Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ, trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, vệ sinh bếp, kho thực phẩm.
- Đảm bảo chất lượng bữa ăn: Mức tiền ăn, tỉ lệ cân đối 3 chất P-L-G, Canxi, B1, lưu nghiệm thức ăn.
- Hồ sơ, sổ sách quản lý nuôi dưỡng.
- Đối tượng kiểm tra: BGH, GV, NV và bộ phận liên quan đến nội dung kiểm tra gồm: Hồ sơ lưu của BGH; hồ sơ và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng của giáo viên, nhân viên y tế, quản lý bếp ăn bán trú
1.9. Kiểm tra kế hoạch tuyển sinh và triển khai công tác tuyển sinh, kế hoạch hoạt động hè 2025
- Nội dung kiểm tra:
+ Thực hiện kế hoạch tuyển sinh năm học 2024 -2025: Chỉ tiêu số lớp, số trẻ, số trẻ trái tuyến. Tỉ lệ trẻ 5 tuổi trên địa bàn ra lớp. Hoạt động của Ban tuyển sinh.
+ Phát triển giáo dục: số trẻ, số lớp, số giáo viên, bình quân số trẻ/cô
+ Hồ sơ sổ sách quản lý trẻ và trẻ em hòa nhập (nếu có).
- Đối tượng kiểm tra: Ban Lãnh đạo nhà trường, Hội đồng tuyển sinh với các nội dung như: Hồ sơ lưu của lãnh đạo nhà trường; các hồ sơ của các bộ phận phụ trách như: phổ cập, văn thư, quản lý học sinh chuyển trường, quản lý các hồ sơ quy định khác
1.10. Kiểm tra thực hiện các cuộc vận động, các phong trào của Ngành
- Nội dung kiểm tra
Kiểm tra việc phối kết hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường, việc phát động các phong trào thi đua.
- Đối tượng kiểm tra : Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
1.11. Kiểm tra công tác cải cách hành chính
- Nội dung kiểm tra
Kiểm tra việc thực hiện, nội quy, nề nếp, chế độ công tác, lịch trực trong các ngày lễ, việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường.
- Đối tượng kiểm tra : Tập thể CBGVNV trong trường.
III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TRA NỘI BỘ
1. Thành lập Ban kiểm tra nội bộ
- Đầu năm học, sau khi có Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ đơn vị. Thành phần: Thủ trưởng là Trưởng ban, cấp phó là Phó Trưởng ban, các thành viên là các tổ trưởng, khối trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, có phẩm chất tốt, có uy tín, nghiệp vụ chuyên môn giỏi...
- Thủ trưởng đơn vị tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên trong ban KTNB
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học
Đầu năm học, sau khi ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ; căn cứ Điều lệ trường học, Quy chế hoạt động, các văn bản hướng dẫn của cấp trên và đặc điểm của nhà trường  xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học
3. Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra
a) Chuẩn bị kiểm tra
* Ban hành Quyết định kiểm tra

- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học đã được phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị ban hành Quyết định kiểm tra (có thể theo cuộc hoặc theo đợt), lựa chọn nội dung theo kế hoạch. Trong quyết định ghi rõ nội dung kiểm tra, thời gian, thời kỳ, thời hạn kiểm tra, đối tượng kiểm tra…

- Lựa chọn Tổ trưởng và thành viên với số lượng cụ thể phù hợp với nội dung và thời gian kiểm tra.

* Xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra
- Tổ trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công thành viên trong tổ, thông báo kế hoạch kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra, sắp xếp lịch kiểm tra phù hợp để không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị (người ký quyết định kiểm tra) phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra.
- Chuẩn bị các văn bản liên quan đến nội dung kiểm tra, các mẫu biên bản, báo cáo kết quả kiểm tra cho người ra quyết định kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra
- Thu thập thông tin, hồ sơ liên quan, kiểm tra hồ sơ của đối tượng kiểm tra.
- Kiểm tra thực tế việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Báo cáo giải trình của đối tượng kiểm tra (nếu có).
- Trao đổi, làm rõ nội dung kiểm tra, lấy ý kiến phản hồi của người được kiểm tra.
- Ghi biên bản kiểm tra theo từng nội dung kiểm tra hoặc chỉ ghi một biên bản đối với các nội dung kiểm tra.
c) Kết thúc kiểm tra
- Khi kết thúc làm việc với đối tượng kiểm tra, Tổ trưởng xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra gửi thủ trưởng đơn vị gồm các nội dung: Quá trình kiểm tra; kết quả kiểm tra, xác minh; nhận xét, đánh giá từng nội dung đã kiểm tra; kiến nghị biện pháp xử lý.
- Căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra, thủ trưởng đơn vị ban hành Thông báo kết quả kiểm tra, công khai kết quả kiểm tra, biện pháp xử lý vi phạm, kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có); rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch quản lý của mình (nếu cần).
d) Xử lý sau kiểm tra
- Thủ trưởng đơn vị yêu cầu bộ phận quản lý trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền và theo quy định hiện hành buộc cá nhân, bộ phận thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra, buộc phải bồi thường theo quy định (nếu có).
- Áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính… nếu đối tượng không thực hiện các kiến nghị, Quyết định xử lý…; thủ trưởng đơn vị tổng hợp, công khai kết quả xử lý sau kiểm tra.
4. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra nội bộ
- Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ;
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học;
- Mỗi đợt hoặc cuộc kiểm tra cần lưu:
+ Quyết định kiểm tra;
+ Kế hoạch tiến hành kiểm tra;
+ Báo cáo của đối tượng được kiểm tra, báo cáo giải trình (nếu có);
+ Biên bản kiểm tra theo các nội dung hoặc biên bản kiểm tra với cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn;
+ Tài liệu minh chứng thu nhận của đối tượng KT
+ Báo cáo kết quả kiểm tra;
+ Thông báo kết quả (kết luận) kiểm tra;
+ Nhật ký đoàn KT (nếu có)
- Báo cáo việc thực hiện kiến nghị sau kiểm tra; (nếu có).
- Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ năm học của đơn vị. Lưu ý: Hồ sơ kiểm tra nội bộ đảm bảo đủ thành phần, sắp xếp theo thứ tự, được đựng trong cặp tài liệu và lưu trữ đầy đủ theo năm học.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Đầu năm học, thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định thành lập ban KTNB, xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường năm học 2024-2025
- Tiến hành kiểm tra theo đúng kế hoạch.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
- Cuối học kỳ, cuối năm thủ trưởng đơn vị báo cáo sơ kết, tổng kết công tác KTNB trước toàn thể CBGVNV và lãnh đạo cấp trên theo quy định.
Trên đây là kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường Mầm non Tam Hưng B năm học 2024- 2025, Trong quá trình thực hiện tùy theo tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của nhà trường có thể điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác Kiểm tra nội bộ, thúc đẩy các phong trào của nhà trường phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- Các PHT, Tổ trưởng (để t/h);
- Các thành viên Ban KTNB (để t/h);
- Lưu VT/VP./.
      HIỆU TRƯỞNG




                     Nguyễn Thị Nguyệt















































 
PHỤ LỤC KẾ HOẠCH CÔNG TÁC KIỂM TRA
Năm học 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 147/KH-MNTHB  ngày 23/9/2024 của
 trường MN Tam Hưng B)
Thời gian Công việc thực hiện Ghi chú
Tháng 10+11
2024
Kiểm tra công tác tổ chức đội ngũ CB,GV,NV
Kiểm tra về mua sắm, quản lý tài sản thiết bị dạy học.
KT thực hiện thu - chi đầu năm học
Kiểm tra toàn diện GV
KT công tác y tế học đường -  ATTH
KT công tác tuyển sinh
KT chuyên đề lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ XH, A1, B3, C3, D3
 
Tháng 12+01
2024
KT công tác PCGD
KT thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục
KT HSSS của giáo viên
KT các HĐ của tổ, nhóm CM
Kiểm tra toàn diện GV
KT công tác công khai trong GD
Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng
 
Tháng 02+3
2025
KT hoạt động chăm sóc ND trẻ
Kiểm tra toàn diện GV
Kiểm tra chuyên đề giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch : A2
KT hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
KT Quy chế dân chủ
 
Tháng
4+5
2025
Kiểm tra công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng
KT Công tác phòng chống tham nhũng, tiếp công dân
Kiểm tra về CSVC, thiết bị, đồ dùng ĐC
Hoàn thành các loại hồ sơ kiểm tra.
(Tổng kết năm học 2024-2025).
 






























 

 File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Công văn"

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây