UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN TAM HƯNG B
Số: 107/KH-MNTHB
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tam Hưng, ngày 06 tháng 9 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024
Căn cứ hướng dẫn số 3192/SGDĐT-GDMN ngày 31/8/2023 của Sở GDĐT Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non và hướng dẫn số 3193/SGDĐT-GDMN ngày 31/8/2023 của Sở GDĐT Hà Nội về việc thực hiện qui chế chuyên môn năm học 2023 - 2024.
Căn cứ Quyết định số 4050/QĐ-UBND ngày 11/8/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Căn cứ kế hoạch số 611/GD&ĐT- GDMN ngày 01/9/2023 về việc hướng dẫn thực hiên nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của Phòng Giáo dục Đào Tạo Thanh Oai.
Căn cứ kết quả đạt được năm học 2022 - 2023 trường Mầm non Tam Hưng B xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. THUẬN LỢI:
Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường.
Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Oai đã tổ chức nhiều đợt tập huấn bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, về việc thực hiện quy chế chăm sóc, giáo dục trẻ và kiến thức quản lý cho đội ngũ CBQLGVNV.
Đa số phụ huynh quan tâm, phối kết hợp với nhà trường nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn, dần đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, nhiệt tình. Nhận thức của nhân dân và cha mẹ học sinh ngày càng được nâng lên, phụ huynh tin tưởng vào chất lượng CSGD của nhà trường, trẻ đến trường đạt tỷ lệ chuyên cần cao.
2. KHÓ KHĂN
Khu Văn Khê có nhiều cây xanh nhưng chưa có bóng mát, khu Lê Dương diện tích các phòng học còn chật, thiết bị vệ sinh rò sỉ, nền các lớp học đang bị xuống cấp nên phần nào ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng CSGD trẻ.
3. Kết quả đạt được năm học 2022-2023
Năm học 2022 – 2023 với sự nỗ lực của đội ngũ CB,GV,NV sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Ủy đảng chính quyền, đặc biệt là sự chăm lo ủng hộ của cha mẹ trẻ nhà trường đã đạt được những kết quả: Huy động được 310 cháu đến trường, trong đó: trẻ nhà trẻ 90 cháu đạt 60 %. Trẻ MG 220 cháu đạt 100% đạt chỉ tiêu huyện giao. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. 100% các lớp có điều hòa, bình nóng lạnh để rửa mặt, rửa tay mùa đông, 100% các lớp có cây nước ấm trẻ uống, đệm cho trẻ nằm mùa đông , môi trường học tập trong và ngoài lớp đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Chất lượng CS nuôi dưỡng giáo dục trẻ ngày càng được nâng lên: Trong năm học đã tổ chức cho trẻ ăn tự chọn 3 lần/năm vào các dịp: 20/11, 8/3, cuối năm học. Tổ chức liên hoan văn nghệ: Vui tết Trung thu, VG chào mừng ngày 20/11, Hội chợ xuân, Chúng cháu vui khỏe, Bé khéo tay, Rung chuông vàng....Trường đạt danh hiệu Tập thể lao động tiến, 5 đ/c đạt chiến sĩ TĐ cấp cơ sở. có 3 giáo viên và 1 nhân viên tham gia hội thi GVG, NVNDG cấp huyện, kết quả 1 NV đạt giải nhất, 1 GV đạt giải nhì, 2 GV đạt giải ba cấp huyện.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Năm học 2023 - 2024, giai đoạn quan trọng để rà soát, đối chiếu kết quả thực trạng với các Kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2021- 2025, để đề ra các giải pháp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị tổng kết đánh giá vào thời điểm năm 2025:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 12/01/2021 của UBND Thành phố “Phát triển Giáo dục mầm non thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 19/01/2022 lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên MN, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2021-2026: Phấn đấu tỷ lệ trẻ nhà trẻ đi học đạt 70%, trẻ MG đạt 100%; Trình độ đạt chuẩn đào tạo giáo viên mầm non 100%; Tỷ lệ CBGVNV là đảng viên 65%.(hiện tại 63%)
2. Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” và Chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc”: Năm học 2023-2024 xây dựng mô hình “Mỗi cơ sở GDMN là một không gian sáng tạo”. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “Học thông qua vui chơi trải nghiệm”, “chơi mà học, học bằng chơi” Tiếp tục triển khai ứng dựng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam hiệu quả trong tổ chức hoạt động GD trẻ.
3. Thực hiện Kế hoạch số 4340/KH-SGDĐT ngày 12/12/2022 của Sở GDĐT tổ chức phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" giai đoạn 2022- 2025: Nhà trường kết nối hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm với trường mầm non Kiều Mai quận Bắc Từ Liêm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm tiếp tục rút ngắn khoảng cách giữa quận nội thành và huyện ngoại thành. Duy trì chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị đồng bộ, hiện đại để thực hiện phổ cập cho trẻ em mẫu giáo.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1.Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
1.1. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ, dân chủ, công khai gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình: Nhà trường căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2022-2023, rà soát, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024 để tham mưu và có các giải pháp quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học và phấn đấu hoàn thành tiến độ kế hoạch đến năm 2025.
- Tổ chức hội nghị cán bộ viên chức đầu năm để thảo luận, bàn bạc, thống nhất về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, các chế độ chính sách đối với CBGV, NV và trẻ, các nội quy, quy chế hoạt động trong nhà trường. Xây dựng Nội quy, Quy chế hoạt động của cơ quan, quy chế phối hợp giữa Công đoàn với BGH nhà trường, quy chế phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, Công đoàn và nhà trường kí cam kết thi đua, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2023 - 2024.
1.2. Triển khai kịp thời, hiệu quả các văn bản, chính sách về GDMN, bảo đảm các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN:
- Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 05 năm về lĩnh vực phát triển kĩ năng sống cho trẻ, khẳng định thương hiệu chất lượng riêng khi tự giới thiệu, quảng bá truyền thông về GDMN nhà trường.
- Thực hiện tốt qui chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Thực hiện công bằng trong giáo dục mầm non, đảm bảo đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho cô và trẻ. Tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản qui phạm pháp luật mới ban hành có liên quan đến GDMN tới toàn thể CB, GV, NV trong nhà trường. Tuyên truyền rộng rãi phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025.
1.3. Sử dụng và lưu trữ hệ thông hồ sơ sổ sách, văn bản đúng qui định, khoa học, tinh gọn, hiệu quả đáp ứng thực hiện nhiệm vụ trong cơ sở GDMN.
- Sử dụng hiệu quả các phần mềm, từng bước chuyển đổi sang hồ sơ điện tử. Ứng dụng CNTT, lựa chọn, sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý: quản lý nuôi dưỡng, Phổ cập giáo dục, (Đc Chuyên - PHT phụ trách); phần mềm Cơ sở dữ liệu, đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, trang Website (đc Mai - PHT phụ trách); phần mềm ĐGCBCCVC (đc Nguyệt HT phụ trách); phần mềm quản lý tài chính, tài sản (đ/c Thảo kế toán phụ trách).
- Duy trì lịch họp giao ban BGH hàng tuần. Tổ chức họp hội đồng sư phạm tháng 1 lần, thời gian vào cuối tháng, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin 2 chiều trong nhà trường, tạo nhóm Zalo trong trường để CB,GV,NV trao đổi công việc. Tạo Zalo của nhóm lớp để GV trao đổi thông tin với PH và đăng các hình ảnh đẹp của trẻ trong các hoạt động 2 lần/tuần để tuyên truyền với PH, Cập nhật thường xuyên việc khai thác các thông tin trên mạng, hệ thống Email và Website để trao đổi các văn bản hành chính điện tử, ứng dụng CNTT vào việc quản lý các văn bản chuyên môn, quản lý hành chính về tài chính, công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
- 100% các hoạt động có ứng dụng CNTT. 26/30 GV thiết kế giáo án điện tử Power Poin đạt 87%; 9/30 GV biết thiết kế bài giảng điện tử Elearning đạt 30%. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong công tác tổ chức các hoạt động cho trẻ
- 100% CBGV tự học, cập nhật tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho GV tại cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT (địa chỉ https://moet.gov.vn Chuyên mục GDĐT - Nhà giáo và CBQL giáo dục.
1.4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất. Thường xuyên kiểm tra thực hiện QCCM của GV. Đóng góp ý kiến phù hợp có hiệu quả sau mỗi lần kiểm tra cho từng giáo viên. Thực hiện tốt công tác sau kiểm tra, nếu các giáo viên nhân viên đã được góp ý bổ sung mà kết quả sau kiểm tra không đạt thì sẽ đưa vào xếp loại thi đua theo từng mức độ kết quả sau kiểm tra. Có hình thức kỉ luật nghiêm đối với những GV, NV vi phạm về đạo đức nhà giáo.
- BGH thường xuyên dự giờ, thăm lớp nhận xét, góp ý nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo đúng quy định: Hiệu trưởng 2 hoạt động/tuần, Hiệu phó 04 hoạt động/ tuần.
+ Kiểm tra toàn diện 9/30 GV = 30%.
+ Kiểm tra đột xuất 1 -> 2 lần/năm.
+ Kiểm tra chuyên đề 1-2 lần/năm (chuyên đề phát triển ngôn ngữ; Phát triển thẩm mỹ).
- 100% CBGVNV thực hiện các quy định của pháp luật, nhiệm vụ GDMN và quy chế chuyên môn năm học 2023-2024.
- Nhà trường xây dựng dây truyền và công khai tại địa điểm làm việc, thực hiện đúng dây truyền phân công giáo viên, nhân viên tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày.
1.5. 100% các nhóm lớp thực hiện xây dựng “Không gian sáng tạo”, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử và các hành vi văn hóa ứng xử văn hóa trong nhà trường, thực hiện nội dung quy tắc ứng xử thanh lịch văn minh, đồng thời Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho trẻ mầm non, tạo thói quen, hành vi biết chào hỏi xưng hô lễ phép, biết lắng nghe và xin phép khi có ý kiến; có kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống phù hợp độ tuổi.
- Xây dựng các HĐ giáo dục theo hướng tiếp cận đa văn hóa phù hợp với trẻ mầm non, chú trọng đưa nội dung Văn hóa dân gian trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, tổ chức ngày sự kiện nổi bật trong năm cho trẻ.
- Tổ chức các hội thi cho trẻ: Chúng cháu vui khỏe (tháng 3/2024), Triển lãm tranh (tháng 4/2024), Thi Rung chuông vàng(tháng 5/2024), tổ chức cho trẻ tập gói bánh chưng vào dịp Tết nguyên đán, nặn bánh trôi vào ngày 3/3; Chợ quê (tháng 2/2024).
2. Đầu tư nguồn lực xây dựng trường mầm non chuẩn quốc gia vào năm 2025 và duy trì phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi
2.1. Quy mô phát triển mạng lưới trường, lớp.
- Tổng số trẻ điều tra từ 0 đến dưới 6 tuổi: 357 trẻ.
Trong đó: - Trẻ nhà trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi: 141 trẻ.
- Trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi: 216 trẻ
+ Trẻ 3 tuổi SN 2020: 74 trẻ.(3 lớp BQ: 2,3Gv/lớp
+ Trẻ 4 tuổi SN 2019: 67 trẻ. (3 lớp BQ: 2GV/lớp)
+ Trẻ 5 tuổi SN 2018: 75 trẻ.(3 lớp BQ: 2GV/lớp)
- Số nhóm lớp đầu năm: 13 nhóm lớp. Tổng số trẻ: 310 trẻ.
Trong đó: - NT: 4 nhóm: 97 cháu đạt 69% độ tuổi BQ 24,25 cháu/nhóm;
- MG: 9 lớp: 213 cháu đạt 100% độ tuổi. (3 trẻ 5 tuổi chuyển trường)
2.2. Cơ sở vật chất
- Thực hiện thông tư 30//2021/TT-BGDĐT về lựa chọn tài liệu để sử dụng trong các cơ sở GDMN và thông tư 47/2020/TT-BGDĐT về lựa chọn đồ chơi, học liệu trong trường MN.CB,GV,NV trên cơ sở rà soát, kiểm kê đồ dùng, đồ chơi, tài liệu và đề xuất mua sắm của BGH, GV, NV và các tổ chuyên môn, nhà trường đã thành lập ban thẩm định, lựa chọn và phê duyệt danh mục mua sắm đồ chơi, học liệ và tài liệu năm học 2023 – 2024 đảm bảo theo quy định.
- Tiếp tục duy trì chất lượng trường chuẩn quốc gia. Đồng bộ điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị theo hướng hiện đại đáp ứng đổi mới hoạt động giáo dục. Thực hiện sử dụng hiệu quả các phòng chức năng, xây dựng thời gian hoạt động của các lớp và phân công đ/c Nguyễn Thị Mai PHT phụ trách phòng HĐ âm nhạc và phòng Tạo hình, đ/c Nguyễn Thị Chuyên PHT phụ trách phòng GD Thể chất,GV các lớp tổ chức thực hiện, đảm bảo cho 100% các lớp được hoạt động luân phiên theo ngày ở các phòng chức năng.
- Đảm bảo 100% nhóm lớp đủ tài liệu tham khảo giúp giáo viên thực hiện tốt Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành; có đủ số lượng đồ dùng giảng dạy, học tập và đồ chơi của trẻ theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- 100% GV thiết kế giáo án điện tử, để thuận tiện trong việc ứng dụng CNTT vào công tác soạn giảng.
- 100% GV tăng cường khai thác, sử dụng, bảo quản đồ dùng đồ chơi đã được đầu tư trong nhà trường.
- CBGVNV nhà trường xây dựng khung cảnh sư phạm thân thiện sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn - thân thiện.
* Phân công đ/c Nguyễn Thị Mai phụ trách đôn đốc kiểm tra xây dựng môi trường ngoài lớp học tại khu Trung tâm.
- Khối 5 tuổi + 3 tuổi chăm sóc vườn cây ăn quả.
- Khối 4 tuổi + Nhà trẻ chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
- Tổ Văn phòng chăm sóc bồn hoa khu hiệu bộ.
- Tổ Nuôi dưỡng vườn rau phía sau trường
- Các lớp chăm sóc cây cảnh hành lang tại khu vực lớp mình.
* Phân công đ/c Nguyễn Thị Chuyên phụ trách đôn đốc kiểm tra xây dựng môi trường ngoài lớp học tại khu Lê Dương.
- Lớp 3 tuổi và lớp 4 tuổi chăm sóc cây cảnh sân trường.
2.3. Công tác phổ cập GDMN.
Thực hiện duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện phổ cập cho trẻ em mẫu giáo,đảm bảo tính chính xác của số liệu trên phần mềm và phân công Gv có chuyên môn tốt dạy lớp 5 tuổi.
Phân công đ/c Nguyễn Thị Chuyên phụ trách công tác phổ cập. Thực hiện nhập số trẻ điều tra trên địa bàn vào phần mềm phổ cập, phân công GV trên địa bàn lập phiếu điều tra trẻ trong độ tuổi theo quy định. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMNTENT.
- 100% trẻ đến trường được công bằng trong giáo dục, thực hiện tốt các chế độ chính sách theo quy định đối với trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động toàn dân cùng tham gia đóng góp về vật chất, công sức cũng như tinh thần cho công tác PCGDMNTNT.
3. Nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới
Tổng số CBGVNV: 43đ/c
+ Biên chế: 33 đ/c
+ Hợp đồng: 10 đ/c
- Trong đó: BGH: 03 đ/c; GV: 30 đ/c; nhân viên nuôi: 08 đ/c; bảo vệ: 02 đ/c. (Phân công 01 NVND làm kế toán).
* Trình độ chuyên môn:
+ Thạc sĩ: 01 Đ/c (Phó HT)
+ Đại học: 23 Đ/c (BGH: 2 GV: 21)
+ Cao đẳng: 9 Đ/c (GV: 6; NVND: 3) (4 GV đang theo học đại học)
+ Trung cấp: 08 Đ/c (3 GV; NVND: 5)(2 GV đang học đại học)
* Trình độ tin học: 28 đ/c
* Trình độ tiếng anh: 30 đ/c
* Phân công GV trên lớp:
+ Nhà trẻ: 4 nhóm -> 9 GV ( BQ: 2,3 GV/nhóm)
+ MG 3 tuổi 3 lớp -> 7 GV ( BQ: 2,2 GV/lớp)
+ MG 4 tuổi 3 lớp -> 6 GV ( BQ: 2,2 GV/lớp)
+ MG 5 tuổi 3 lớp -> 6 GV ( BQ: 2 GV/lớp)
(02 GV nghỉ thai sản)
3.1. Rà soát, tạo điều kiện cho giáo viên đủ điều kiện được cử đi học, hoàn thành chương trình đào tạo đạt chuẩn trình độ đại học. Thực hiện tốt công tác truyền thông về tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ giáo viên, quán triệt cho giáo viên thực hiện Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 19/1/2022 thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ được đào tạo của giáo viên MN, TH, THCS ngành GDĐT Hà Nội giai đoạn 2021- 2026, đảm bảo 100% giáo viên có trình độ trung cấp được đào tạo đạt chuẩn vào năm 2024. Hiện nay nhà trường có 2 giáo viên trình độ trung cấp đang theo học Đại học để nâng trình độ chuẩn đào tạo giáo viên mầm non theo quy định ,03 GV có trình độ Cao đẳng đang theo học Đại học(01 đ/c GV không đủ ĐK theo học).
- Đảng viên hiện nay 27/43 đ/c đạt tỷ lệ 63%. Phấn đấu trong năm học kết nạp 01 giáo viên vào Đảng nâng tỉ lệ 65%.
3.2 Triển khai có chất lượng, hiệu quả thiết thực Kế hoạch số 4340/KH-SGDĐT "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" giai đoạn 2022-2025. Trong tháng 5 năm 2023 nhà trường đã tổ chức giao lưu gặp mặt với trường mầm non Kiều Mai, quận Bắc Từ Liêm Hà Nội nhằm kết nối chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp với hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến về các hoạt động CSGD trẻ trong nhà trường. Tham quan kiến tập tại trường bạn xây dựng thực hiện kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục; tư vấn xây dựng phát triển chương trình giáo dục nhà trường, mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, lớp và địa phương; đánh giá hiệu quả thực hiện. Sau buổi giao lưu, gặp mặt cán bộ quản lý cũng như một số đồng chí giáo viên cốt cán trong nhà trường đã giữ một liên hệ và thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Lan tỏa gương người tốt việc tốt. Nhà trường phát động CB, GV, NV cùng tham gia viết các bài về gương người tốt, việc tốt để nhằm lan tỏa và xây dựng những hình ảnh đẹp trong nhà trường. Mỗi khối viết 5 bài/năm: khối 5tuổi viết tháng 9,10,11; khối 4 tuổi viết tháng: 11,12/2023,01/2024, khối 3 tuổi viết tháng 2,3,4, Khối nhà trẻ viết tháng 4,5/2024. Nhà trường gửi 1 bài/tháng tiêu biểu về phòng Giáo dục.
- Thực hiện tốt việc “Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm”. Tổ chức cho GV được trao đổi, thảo luận về các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, trao đổi về hình thức, phương pháp cách trang trí môi trường nhóm lớp sao cho phát huy được tính tích cực của trẻ. Hàng tháng tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các lớp, các khối để chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng môi trường học tập cho trẻ.
3.3. Tiếp tục GD nếp sống thanh lịch, văn minh phù hợp theo độ tuổi: chỉ dẫn cho trẻ lời nói, thái độ, cử chỉ, việc làm đẹp trong ăn mặc, sinh hoạt, học tập, vui chơi, giao tiếp, ứng xử hàng ngày để trẻ có thể vận dụng trong thực tế cuộc sống, tạo thói quen, hành vi văn hóa chào hỏi xưng hô lễ phép, biết lắng nghe và xin phép khi có ý kiến; có kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sống phù hợp độ tuổi.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy, mỗi GV thiết kế 1 bài giảng Power Poin và 1 bài Elearning, làm video, thường xuyên cập nhật đăng tải thông tin, giáo án, các văn bản chỉ đạo chuyên môn trên trang Website của trường. Tăng cường dạy trẻ theo phương pháp tích cực, tư duy, sáng tạo. Lựa chọn các HĐ có chất lượng đăng lên Website của nhà trường. Mỗi tháng 1 Anbum ảnh.
3.4. Nhà trường xây dựng kế hoạch cử cán bộ, GV, nhân viên tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên đề “Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường”; “Hướng dẫn phát triển chương trình giáo dục nhà trường” “Rèn luyện đạo đức nhà giáo”; “Xây dựng trường học hạnh phúc”; “Công tác nuôi dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm”. Tập huấn GV dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện Tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” cho trẻ em 5-6 tuổi. Khuyến khích CBQL, giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng internet.
- Các tổ CM tổ chức các hoạt động SHCM định kỳ 2 tuần/lần, ngoài ra có thể đột xuất tùy theo tính chất mức độ của công việc, nhu cầu cần trao đổi thảo luận của GV. Áp dụng nhiều hình thức SHCM như: Trực tiếp tại trường hoặc địa điểm khác ngoài trường như các HĐ kiến tập - thao giảng - chuyên đề; SHCM thông qua công nghệ trực tuyến như: Zalo, công nghệ phần mềm Zoom, Meet. SHCM gián tiếp qua các phương tiện online, gmail, điện thoại, văn bản, thông báo, tài liệu, quay video HĐ của trẻ có chất lượng gửi qua zalo để học tập. SHCM kết hợp trực tiếp và gián tiếp như: Tự nghiên cứu tài liệu (sản phẩm qua các phần mềm) sau đó trao đổi trực tiếp hoặc giải đáp thắc mắc để thống nhất ND. Hoặc xem video HĐ của GV trong tổ sau đó họp trực tiếp để đánh giá rút kinh nghiệm.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề kết hợp trao đổi qua các buổi sinh hoạt chuyên môn để giúp GV được bổ xung kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chú trọng tham khảo tài liệu “Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội; PTNN; giáo dục kiến thức, kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe.
- Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tự học, cập nhật tài liệu bồi dưỡng tại cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT, của Phòng GD&ĐT, trang website và mạng internet.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
4.1. Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ
- Thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Sở GDĐT, UBND huyện. Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã trong việc phòng chống dịch bệnh covid-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A...và các dịch bệnh khác.
- Thường xuyên kiểm tra, bổ sung kịp thời các trang thiết bị phục vụ công tác phòng dịch.
- 100% GV các lớp kiểm tra hàng ngày nơi thường xuyên gây nguy hiểm cho trẻ (ti vi loa đài, hệ thống dây điện ổ cắm, nhà vệ sinh, các chất tẩy rửa …)
- Cây nước nóng sử dụng cho trẻ lấy nước uống phải đảm bảo nhiệt độ nước an toàn và giáo viên hướng dẫn trẻ cách sử dụng.
- 100% CBGVNV trước khi ra về cần kiểm tra lại phòng kho, nhà vệ sinh, hệ thống các vòi nước…tắt các thiết bị điện đảm bảo an toàn.
- 2/2 điểm trường được kiểm tra thường xuyên dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, bình PCCC; các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng…
- 100% giáo viên đảm bảo giờ đón và trả trẻ, nhận, trả trẻ trực tiếp với phụ huynh, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ khi ở trường.
- Phân công đồng chí Nguyễn Thị Chuyên phó hiệu trưởng phụ trách CSVC phối hợp với trưởng các khu và nhân viên y tế thường xuyên kiểm tra các thiết bị đồ chơi ngoài trời và chịu trách nhiệm trước BGH về việc các thiết bị không đảm bảo an toàn.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc lịch phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Giáo viên nghiêm túc thực hiện sổ nhật ký nhóm lớp, ghi đầy đủ các thông tin trao đổi, nếu phụ huynh gửi thuốc giáo viên phải ghi tên thuốc, giờ uống và liều lượng uống sau đó phụ huynh phải ký, bàn giao giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cha mẹ trẻ.
- Giáo viên các lớp cho phụ huynh đăng ký người đón trẻ và đăng ký số điện thoại để GV trao đổi thông tin, tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện công tác y tế học đường; xây dựng kế hoạch trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh. Ban giám hiệu, nhân viên y tế kiểm tra 100% các lớp mỗi tháng 1 lần về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các loại đồ dùng đồ chơi cũ hỏng để có biện pháp sửa chữa đảm bảo an toàn cho trẻ.
4.2. Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định, bảo đảm 100% trẻ em đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới. Kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Thực hiện cân đo trẻ theo định kỳ và theo dõi sức khỏe của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng 3 lần/năm phấn đấu đạt.
Cân nặng: kênh BT: trên 98%; Kênh SDD: dưới 2%
Chiều cao: Kênh BT: trên 98%; Kênh thấp còi: dưới 2%
Phối hợp với ngành y tế tại xã thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ.
- Trang bị đủ danh mục thuốc, trang thiết bị và dụng cụ y tế theo qui định, (Bồn rửa tay) tại phòng Y tế. Chỉ đạo nhân viên y tế thực hiện ngiêm túc việc theo dõi sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng trẻ theo quy định của Chương trình GDMN phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc các văn bản của Sở GDĐT, UBND huyện về vệ sinh ATTP, chịu trách nhiệm trước cha mẹ trẻ và cơ quan quản lý nhà nước về việc ký hợp đồng cung ứng.
Nhà trường ký kết hợp đồng mua thực phẩm với nhà cung ứng có đủ căn cứ pháp lý và các loại thực phẩm theo yêu cầu, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc VSATTP:
Công ty TNHH Thế Công. Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng:
CT TNHH TM&DV ĐT Bảo Hưng: Sữa bột Vinamilk, sữa chua Ba vì
- Mức tiền ăn 25.000 đồng/trẻ/ngày.
- Quản lý chặt chẽ đúng quy định về hồ sơ, qui trình, nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức.
- Cô nuôi thực hiện dây chuyền chế biến theo quy định, đeo khẩu trang, gang tay khi chế biến và chia ăn cho trẻ.
- Xây dựng thực đơn nhà trẻ, mẫu giáo theo mùa, tuần chẵn, tuần lẻ; Thực hiện bữa chính ăn theo tiêu chuẩn đảm bảo có trên 10 loại thực phẩm và có từ 3 đến 5 loại rau, củ.
- Đảm bảo bữa ăn cho trẻ đúng quy định: Mẫu giáo ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ; Nhà trẻ ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
- Tính khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ, khẩu phần ăn đảm bảo nhu cầu về năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng theo độ tuổi
Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì mức:
Độ tuổi |
P |
L |
G |
Calo |
Nhà trẻ |
13 - 20% |
30 - 40% |
47- 50% |
600-651 |
Mẫu giáo |
13 -20% |
25-35% |
52-60% |
615-726 |
(L động vật/L thực vật = 70% và 30%)
- Thực hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày. Có bảng tài chính công khai tại 2 khu trường và bảng giao nhận thực phẩm công khai tại bếp ăn.
- 100% trẻ có đủ đồ dùng ăn ngủ (chăn, chiếu, phản, đệm, gối...)
- Phối hợp CMHS tham gia giám sát quy trình tổ chức ăn và chất lượng bữa ăn cho trẻ tại bếp ăn và các nhóm lớp. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, cha mẹ trẻ để thực hiện các biện pháp can thiệp trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì.
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức bữa ăn: luân phiên theo tháng tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn và mẫu giáo nhỡ ăn khay; Tổ chức cho trẻ ăn beffer vào các dịp 20/11, ngày 8/3, Tổng kết năm học nhằm đa dạng món ăn, kích thích trẻ ăn ngon, ăn hết suất, rèn kỹ năng, thói quen tự phục vụ, hành vi ăn uống văn minh và kỹ năng ăn tự chọn cho trẻ.
5. Đổi mới hoạt động giáo dục
- 100% nhóm, lớp “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc”. Có góc “Cha mẹ cần biết” để tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ. Tuyên truyền hoạt động của nhóm, lớp lên Website của nhà trường.
- Mỗi lớp học là một “Không gian sáng tạo”.
- Tiếp tục thực hiện khẩu hiệu “3 yên” của Bộ trưởng Bộ GDĐT “Trẻ yên vui; Giáo viên yên tâm; Cha mẹ yên lòng”.
- Tiếp tục thực hiện chuyên đề “XD trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2023-2025
- Nâng cao năng lực, phấn đấu xây dựng đội ngũ GV MN Tam Hưng B “Đoàn kết - Tâm huyết - Chuyên nghiệp - Sáng tạo”.
- 100% các hoạt động có ứng dụng CNTT. 26/30 GV thiết kế giáo án điện tử Power Poin đạt 87 %; 9/30 GV biết thiết kế bài giảng điện tử Elearning đạt 30%. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong công tác tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Xây dựng các HĐ giáo dục theo hướng tiếp cận đa văn hóa phù hợp với trẻ mầm non, chú trọng đưa nội dung Văn hóa dân gian trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, tổ chức ngày sự kiện nổi bật trong năm cho trẻ.
- Lựa chọn các nội dung GD Văn hóa dân gian qua các hoạt động âm nhạc, văn học, trò chơi dân gian… giáo dục kỹ năng sống xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
- Lựa chọn các nội dung GD Thể chất, thẩm mỹ, tính kỷ luật tạo mọi điều kiện để trẻ phát triển khả năng giao tiếp PTNN, kỹ năng và tình cảm xã hội.
- 100% nhóm, lớp ứng dụng phương pháp GD tiên tiến trong tổ chức hoạt động, tăng cường cho trẻ thực hành trải nghiệm dã ngoại; thăm quan đình, chùa, (tháng 1/2024) Thăm quan cánh đồng lúa (tháng 02/2023, thăm quan Nông trại GD (tháng 3/2024), trường Tiểu học (tháng 4/2024), với hình thức tổ chức đi thăm quan theo khối lớp.
- Các tổ CM tổ chức các hoạt động SHCM định kỳ 2 tuần/lần, ngoài ra có thể đột xuất tùy theo tính chất mức độ của công việc, nhu cầu cần trao đổi thảo luận của GV. Áp dụng nhiều hình thức SHCM như: Trực tiếp tại trường hoặc địa điểm khác ngoài trường như các HĐ kiến tập - thao giảng - chuyên đề; SHCM thông qua công nghệ trực tuyến như: Zalo, công nghệ phần mềm Zoom, Meet. SHCM gián tiếp qua các phương tiện online, quay video HĐ của trẻ có chất lượng gửi qua zalo để học tập. SHCM kết hợp trực tiếp và gián tiếp như: Tự nghiên cứu tài liệu (sản phẩm qua các phần mềm) sau đó trao đổi trực tiếp hoặc giải đáp thắc mắc để thống nhất ND. Hoặc xem video HĐ của GV trong tổ sau đó họp trực tiếp để đánh giá rút kinh nghiệm.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề kết hợp trao đổi qua các buổi sinh hoạt chuyên môn để giúp GV được bổ xung kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chú trọng tham khảo tài liệu “Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội; PTNN; giáo dục kiến thức, kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe.
- Xây dựng mục tiêu, ngân hàng nội dung giáo dục các độ tuổi. Phiên chế Chủ đề - sự kiện. Các dự án STEAM phù hợp với nhận thức và điều kiện cơ sở vật chất của trường của lớp.
- Xây dựng lịch hoạt động cụ thể tại các phòng chức năng, sắp xếp lên lịch cho các lớp có trẻ tham gia học tiếng Anh một cách hợp lý để không bị chồng chéo và vẫn đảm bảo được các hoạt động một ngày của trẻ.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ vào các dịp: Tết trung thu, 20/11, Hội chợ xuân, 8/3, ngoài ra GV tổ chức cho trẻ giao lưu giữa các tổ trong lớp; giữa các khối trong trường. Tổ chức các HĐ theo lớp như: Ngày PNVN 20/10, ngày thành lập QĐNDVN 22/12,Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 19/5.
- Nhà trường phối hợp với Trung tâm ngoại ngữ E3 được sở GD cấp phép. Tổ chức cho trẻ MG làm quen với tiếng Anh tại trường( KP 300.000đ/tháng, tuần 2 buổi; 1 buổi GV bản ngữ, 1 buổi GV người việt)
- Thành lập tổ giám sát hoạt động ngoại khóa có sự tham gia của BGH, đại diện phụ huynh, GV.
- 100% giáo viên các nhóm, lớp đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế.
- Tổ chức kiến tập các chuyên đề tại nhóm lớp
+ GD nếp sống thanh lịch: A1
+ GD văn hóa dân gian thông qua hoạt động âm nhạc: A3, B3
+ Xây dựng không gian sáng tạo : A2, B2
6. Đẩy mạnh các phong trào thi đua:
- Thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành và cấp trên phát động.
- Nhà trường: Giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
- Chi bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, phấn đấu kết nạp 1 ĐV mới trong năm học. 100% ĐV hoàn thành HTT nhiệm vụ, trong đó có 20% ĐV đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Công đoàn: “Công Đoàn vững mạnh”
- Phấn đáu 6 đ/c đạt Chiến sĩ thi đua cơ sở
- Lao động tiên tiến: 41/43 đ/c
- Giáo viên, cô nuôi giỏi cấp huyện 4/43 đ/c
- Phát động 100% CBGVNV viết SKKN cấp trường xếp loại A,B không có SKKN loại C. Từ 5- 6 SKKN Xếp loại A, B cấp huyện.
7. Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế; Tăng cường truyền thông về Giáo dục mầm non
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông về điều kiện, chất lượng, phối hợp gia đình nhà trường, cộng đồng trong tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích, dịch bệnh, đuối nước.
- BGH tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, triển khai quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới và phát triển GDMN (Nghị định 105; Nghị định 103; Quyết định 11…). Thực hiện tốt công tác truyền thông về GDMN về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; tôn vinh các tấm gương điển hình, tiêu biểu có nhiều đóng góp phát triển GDMN của nhà trường. Khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời nhằm tạo sự lan tỏa thi đua trong nhà trường
- CBGVNV khai thác các nền tảng công nghệ để truyền thông nâng cao về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ đối. Đẩy mạnh phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ bằng nhiều hình thức, đảm bảo hiệu quả, phù hợp, có sức lan tỏa sâu rộng về chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và phòng chống dịch bệnh.
- 100% cán bộ, giáo viên tăng cường công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ. 100% các nhóm lớp có zalo riêng để tuyên truyền và trao đổi việc học tập với phụ huynh, chuyên mục Album hình ảnh đẹp, đặc biệt các lớp đẩy mạnh đổi mới hình thức truyền thông giới thiệu quảng cáo về lớp, nhà trường, điều kiện và các hoạt động, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng GD trẻ…
- Tích cực nghiên cứu, áp dụng mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến STEM vào CSGD trẻ; đẩy mạnh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ giữa các tổ, nhóm, cá nhân, tăng cường các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm với các trường bạn trong và ngoài huyện. Tích cực nghiên cứu, học hỏi, áp dụng mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các đơn vị trong chăm sóc, giáo dục trẻ, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non, tăng cường các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm trong huyện.
- Phối hợp với ban thường trực cha mẹ học sinh cùng tham gia các hoạt động ngày hội, ngày lễ của trường. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền bằng cách tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục tại trường cho cha mẹ học sinh dự, tham gia các hoạt động trong lễ hội truyền thống của địa phương; Tổ chức họp phụ huynh học sinh 3 lần/năm. 100% trường, lớp có góc tuyên truyền, các bài tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng có chất lượng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
* Ban giám hiệu:
Xây dựng các kế hoạch, chỉ đạo, triển khai thực hiện các kế hoạch, hoạt động của nhà trường. Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của nhà trường. Tổ chức lấy ý kiến CB, GV, NV trong trường đóng góp, điều chỉnh, bổ sung vào các kế hoạch.
* Tổ chuyên môn:
Kết hợp với đ/c phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục hướng dẫn thống nhất với tổ phó các khối, xây dựng mục tiêu giáo dục năm học, xây dựng ngân hàng, nội dung hoạt động giáo dục năm học BGH phê duyệt, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, xây dựng mục tiêu giáo dục, soạn bài, các hoạt động phong trào…và làm 1 số công việc khác khi được giao.
*Tổ nuôi dưỡng:
Phối hợp với đ/c PHT phụ trách nuôi dưỡng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ nuôi dưỡng theo từng tháng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
* Tổ văn phòng:
Bảo vệ an toàn tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường, xây dựng kế hoạch họp hàng tháng của tổ văn phòng. Phân công đôn đốc các thành viên trong tổ thực hiện tốt các công việc của tổ kịp thời đúng tiến độ, thực hiện QCDC trong nhà trường.
* Giáo viên, nhân viên: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện tốt quy chế chuyên môn và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.
* Công đoàn, chi đoàn thanh niên:
- Phối hợp với BGH nhà trường để tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục của nhà trường, đóng góp bổ sung hoàn thiện dự thảo các chương trình, kế hoạch đề ra, tiến hành thảo luận, để đi đến thống nhất các nội dung hoạt động của nhà trường. Thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường mầm non Tam Hưng B. Yêu cầu giáo viên các nhóm lớp chủ động xây dựng kế hoạch năm học cụ thể sao cho phù hợp với thực tế của lớp, nhiệm vụ được phân công để thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học đã đề ra. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề vướng mắc cần báo cáo về Ban giám hiệu nhà trường để được hướng dẫn giúp đỡ kịp thời./.
Nơi nhận:
- Phòng GD(để BC);
- Chi bộ (để BC);
- Các nhóm lớp (Để t/h);
- Lưu: VP.
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nguyệt
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... |
|