KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2022 - 2023

Thứ sáu - 06/01/2023 15:33
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
                                                              NĂM HỌC 2022-2023

Thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ  chức và hoạt động thanh tra giáo dục (Nghị định số 42/2013/NĐ-CP);  Công văn số 4255/BGDĐT-TTr ngày 31/8/2022 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 2754/SGDĐT-TTr ngày 12/9/2022 của Sở GDĐT Hà Nội về việc triển khai công tác thanh tra và hướng dẫn kiểm tra năm học 2022-2023.
Thực hiện Kế hoạch số 855/KH-GDĐT ngày 14/9/2022 của Phòng GDĐT huyện Thanh Oai về công tác kiểm tra năm học 2022-2023;
Căn cứ Kế hoạch số 95/KH-MNTHB ngày 06/9/2022 Kế hoạch thực hiện  nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của nhà trường, Trường Mầm non Tam Hưng B  xây dựng  Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2022 - 2023 cụ thể như sau: 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các nhà trường; chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của tập thể, cá nhân; đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý;
- Thông qua hoạt động kiểm tra nhằm điều chỉnh những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện quy định về công tác quản lý; tìm ra các giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chất lượng hoạt động dạy, học, giáo dục; tư vấn, thúc đẩy sự phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
- Củng cố và thiết lập trật tự, kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục trong các trường học.
2. Yêu cầu:
- Công tác kiểm tra phải thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi các đơn vị thuộc địa bàn quản lý trên cơ sở kiểm tra đối chiếu với các quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý;
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nhiệm vụ đã được phân công cho tập thể, cá nhân, phải gắn với yêu cầu đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả; phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, cả nể, làm qua loa, hình thức; kiểm tra được tổ chức thường xuyên, kịp thời, theo kế hoạch.
II. NHIỆM VỤ.
- Kiện toàn Ban KTNB, nâng cao chất lượng thành viên Ban KTNB
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc KTNB, kịp thời lựa chọn chuyên đề phù hợp, cần thiết để tập trung kiểm tra, không chạy theo số lượng mà chú trọng chất lượng các cuộc kiểm tra, sau kiểm tra xử lý dứt điểm, góp phần đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Ban kiểm tra tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra theo kế hoạch; đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thực hiện đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả.
- Ban KTNB phối kết hợp chặt chẽ với Ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý dứt điểm sau kiểm tra.
- Đánh giá diều chỉnh, bổ sung đầy đủ các kế hoạch trong năm học. Xử lý kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện và rút kinh nghiệm trong công tác KTNB cho những năm tiếp theo.
III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
         1. Số lớp, số học sinh:

Số lớp
Số HS

Tổng số
Mẫu giáo Nhà trẻ
Tổng số Lớp 5T Lớp  4T Lớp 3T Tổng số 24-36 tháng 18-24 tháng
Số lớp 13 9 3 4 2 4 4 0
Số HS 310 220 73 86 61 90 90 0
         
2. Đội ngũ cán bộ-giáo viên - nhân viên:
          2.1. Số lượng
Chức danh Tổng số Trình độ chuyên môn Đảng viên
ĐH TC  
Hiệu trưởng 1 1     1
Phó hiệu trưởng 2 2     2
Giáo viên 30 20 6 4 22
NV KT 1 1     1
Cô nuôi 7   3 4 3
Bảo vệ 2        
Tổng cộng 43 24 9 8 26
- 04 GV có trình độ trung cấp: Đang theo học Đại học 3 đ/c.
IV. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên
a) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật:
- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của Ngành, quy định của đơn vị; việc chấp hành kỷ luật lao động (đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ, công lao động).
- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, nhân dân; tinh thần đoàn kết; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và người học...
b) Việc thực hiện quy chế chuyên môn theo hướng đổi mới
- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên theo Điều lệ trường MN
- Việc thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học,
- Việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, gắn với đặc thù cấp học, tích hợp với thực tiễn đời sống, đa dạng hóa việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và định hướng hoạt động học cho người học; đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học.
- Việc thực hành, sử dụng thiết bị dạy học (kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp, đối chiếu kế hoạch dạy học với hồ sơ giáo án); việc cải tiến,  tự làm đồ dùng dạy học.
- Việc tham gia sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc giảng dạy của giáo viên thông qua dự giờ, kết quả khảo sát (nếu có):
+ Kiểm tra giờ lên lớp: khi dự giờ, cán bộ kiểm tra cần lập phiếu dự giờ (dự và đánh giá xếp loại ít nhất 02 tiết), nhận xét giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên về thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng, các năng lực, phẩm chất cần phát triển theo đặc thù tiết học (thể hiện trong việc biên soạn câu hỏi/bài tập, thiết kế tiến trình dạy học, tổ chức dạy học).
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: công tác kiêm nhiệm như: công tác đoàn thể, tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh...
d) Khả năng phát triển của giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và các hoạt động xã hội khác...
* Chỉ tiêu: 30% số giáo viên đang công tác tại trường
Danh sách giáo viên kiểm tra toàn diện năm học 2022-2023.

TT

Họ và tên GV
Năm sinh Trình độ
CM
Nhiệm vụ được phân công Thời điểm
KT (tháng/năm)
Người/bộ phận KT
1 Tào T. Minh Ánh 1984 GV 5T
9/2022

Ban KT
2 Nguyễn T Ánh Nguyệt 1989 ĐH GV 4T
3 Nguyễn T. Thúy Hằng 1986 TC GV 3T
10/2022

Ban KT
4 Nguyễn T. Thanh Thủy 1984 ĐH GV NT
5 Nguyễn  Ngọc Huệ 1985 ĐH GV 3T
11/2022

Ban KT
6 Nguyễn Thị Nhung 1982 ĐH GV 5T
7 Lê Thị Vân Anh 1981 ĐH GV 4T
12/2022

Ban KT
8 Nguyễn T. Diệu Lương 1992 ĐH GV  NT
9 Phạm Thị Duyên 1989 GV 5T 02/2023 Ban KT
  1. Kiểm tra các chuyên đề hoạt động của nhà trường:
a) Kiểm tra về đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên
- Kiểm tra số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên; tình hình bố trí, sử dụng đội ngũ và hình thành, tổ chức bộ máy của đơn vị theo quy định.
- Đối tượng kiểm tra là lãnh đạo đơn vị (phụ trách công tác tổ chức đội ngũ); hồ sơ kiểm tra: Hồ sơ viên chức, các quyết định tổ chức và quyết định phân công.
b) Kiểm tra cơ sở vật chất
- Nội dung kiểm tra theo quy định về cơ sở vật chất, thiết bị trong Điều lệ trường MN và nội dung sau:
+ Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng;
+ Bàn ghế, trang thiết bị đồ dùng dạy học, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khu để xe, khu vực nhà bếp: đủ, thiếu, quy cách, chất lượng, bảo quản, hiệu quả sử dụng;
+ Diện tích khuôn viên so với chuẩn quy định, quy hoạch và thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất đai;
+ Cảnh quan trường học: Cổng trường, tường rào, cây xanh, khuôn viên, vệ sinh học đường, môi trường sư phạm;
+ Ngân sách cho hoạt động giảng dạy, giáo dục;
- Đối tượng kiểm tra là lãnh đạo phụ trách cơ sở vật chất; hồ sơ kiểm tra như: Hồ sơ quản lý của lãnh đạo, hồ sơ và hoạt động của các bộ phận như, cán bộ y tế, nhân viên bảo vệ…
c) Kiểm tra hoạt động và chất lượng giảng dạy
- Nội dung kiểm tra:
+ Thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục;
+ Chất lượng giảng dạy của giáo viên qua dự giờ thăm lớp, phong trào đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên;
+ Kết quả học tập của học sinh: Thông qua việc đánh giá dự giờ các hoạt động
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo phụ trách chuyên môn, tổ chuyên môn, giáo viên và các bộ phận liên quan đến nội dung kiểm tra gồm: Hồ sơ lưu của lãnh đạo đơn vị, hồ sơ và hoạt động của tổ chuyên môn, hồ sơ của giáo viên.
d) Kiểm tra chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác chủ nhiệm
* Nội dung kiểm tra chăm sóc nuôi dưỡng :
-Thực hiện những quy định đảm bảo an toàn cho trẻ theo Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐTngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT ban hành các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
- Chăm sóc sức khỏe, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Kết quả theo dõi cân nặng, chiều cao, chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi và trẻ khuyết tật hòa nhập... Trang thiết bị chăm sóc giờ ngủ cho trẻ theo mùa, đảm bảo vệ sinh. Chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ.
- Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ, trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ, vệ sinh bếp, kho thực phẩm.
- Đảm bảo chất lượng bữa ăn: Mức tiền ăn, tỉ lệ cân đối 3 chất P-L-G,  lưu nghiệm thức ăn.
- Hồ sơ, sổ sách quản lý nuôi dưỡng.
* Đối tượng kiểm tra: BGH, GV, NV và bộ phận liên quan đến nội dung kiểm tra gồm: Hồ sơ lưu của BGH; hồ sơ và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng của giáo viên, nhân viên y tế, quản lý bếp ăn bán trú.
* Nội dung kiểm tra công tác chủ nhiệm :
- Việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung, biện pháp...
- Việc tổ chức, nề nếp của lớp.
- Tỉ lệ chuyên cần, duy trì sĩ số học sinh.
- Công tác vệ sinh, trang trí lớp.
- Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
- Thực hiện theo dõi đánh giá trẻ.
- Việc tổ chức các hoạt động tập thể, phối kết hợp với các tổ chức khác để giáo dục trẻ.
- Cách thức liên lạc, thăm hỏi, trao đổi với cha mẹ trẻ để giúp đỡ, giáo dục trẻ.
* Đối tượng kiểm tra:Hồ sơ của giáo viên phụ trách các lớp.
đ) Kiểm tra công tác quản lý của thủ trưởng đơn vị
- Nội dung kiểm tra:
+ Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục; công tác quản lý, bố trí, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại… đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên; việc quản lý và giáo dục học sinh; việc chỉ đạo công tác hành chính, tài chính, tài sản của đơn vị; xây dựng cơ sở vật chất, quản lý thiết bị dạy và  học; thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh;
+ Việc thực hiện công khai theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT- BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT, Thông tư số 61/2017/TT- BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính; thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo...
- Đối tượng kiểm tra là thủ trưởng đơn vị; hồ sơ quản lý của lãnh đạo, trực tiếp là thủ trưởng đơn vị; hồ sơ lưu và hình thức công khai của lãnh đạo; hồ sơ và hoạt động của văn thư, kế toán, thủ quỹ; hồ sơ các bộ phận liên quan.
3. Kiểm tra hoạt động các tổ, nhóm chuyên môn, các bộ phận(thư viện,thiết bị, tài chính, văn thư...):
a) Kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng: nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn…
+ Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục từng độ tuổi (đã được thủ trưởng đơn vị phê duyệt); nội dung kế hoạch dạy học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT, theo đặc thù của tổ, nhóm chuyên môn và phải đảm bảo tính liên thông, cụ thể về tiến trình thực hiện, người thực hiện, người phụ trách... (Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch, biên bản, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm…);
+ Kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn (việc thực hiện chương trình, chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, việc thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học, việc kiểm tra, đánh giá học sinh, tác dụng, uy tín của tổ, nhóm chuyên môn…);
+ Kiểm tra nề nếp sinh hoạt chuyên môn; đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học;
+ Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;
- Đối tượng kiểm tra: Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn; hồ sơ lưu và hoạt động của tổ, nhóm.
  1. Kiểm tra công tác kế toán và quản lý tài chính, tài sản
* Kiểm tra công tác kế toán, tài chính:
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính; kiểm tra kế hoạch xây dựng, tạo nguồn ngân sách của đơn vị; các khoản thu ngân sách, thu hoạt động; các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; việc chấp hành các chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính;
+ Việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền mặt: Việc thực hiện quyết toán thu - chi tài chính;
+ Công tác kế toán (chấp hành chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính).
- Đối tượng kiểm tra: Nhân viên kế toán, thủ quỹ; hồ sơ lưu và hoạt động của kế toán, thủ quỹ.
* Kiểm tra công tác mua sắm, quản lý tài sản và sử dụng thiết bị dạy học:
- Nội dung kiểm tra:
+ Việc quản lý và sử dụng tài sản cố định: Kiểm tra việc xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị. Thẩm định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp, đảm bảo an toàn; thẩm định giá trị sử dụng của cơ sở vật chất trường, lớp; nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại tài sản.
+ Kiểm tra quy trình thực hiện mua sắm, các hợp đồng với nhà thầu, kinh phí đầu tư mua sắm, quyết định giao dự toán, quyết định thành lập các Ban, biên bản kiểm tra, biên bản giao-nhận...; kiểm tra thực tế đồ dùng, thiết bị dạy học thực tế so với hồ sơ, sổ sách quản lý...
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo phụ trách quản lý tài sản, nhân viên kế toán, hồ sơ lưu của Lãnh đạo; hồ sơ mua sắm, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học…
4. Kiểm tra các chuyên đề khác
a. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Kiểm tra việc xây dựng hồ sơ tiếp công dân, sổ theo dõi đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, ghi chép theo quy định; bố trí địa điểm tiếp công dân phù hợp (có nội quy phòng tiếp dân, nơi tiếp dân, lịch phân công trực tiếp công dân, quy chế tiếp công dân, tiếp nhận xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo...); thiết lập hồ sơ vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) đúng quy định; việc thực hiện kê khai, xử lý thông tin về thu nhập cá nhân.
- Công tác phòng, chống tham nhũng: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí của cơ sở giáo dục, việc xây dựng các quy định, quy chế của đơn vị theo yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng (kế hoạch thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, quy chế làm việc, quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản, công khai các hoạt động của đơn vị theo quy định); việc xây dựng hồ sơ, sổ sách và cập nhật, ghi chép, báo cáo theo quy định...
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo phụ trách công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; cán bộ, giáo viên được giao nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng.
 b. Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị
- Kiểm tra việc quán triệt, triển khai: Công tác tiếp nhận văn bản chỉ đạo; tổ chức quán triệt, tuyên truyền; công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, quy chế, tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ, công tác phối hợp.
- Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành, trong phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên và người lao động; tổ chức các cuộc họp, giao ban, hội nghị; mối quan hệ giữa người đứng đầu với cơ quan cấp trên, với cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới.
- Trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị đối với việc thực hiện quy chế dân chủ; việc tổ chức đánh giá định kỳ, sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo theo quy định.
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo phụ trách thực hiện quy chế dân chủ; cán bộ, giáo viên được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện.
c) Kiểm tra việc thực hiện công khai trong lĩnh vực giáo dục
- Kiểm tra kế hoạch thực hiện công khai chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; công khai về thu chi tài chính; các biểu mẫu công khai; biên bản công khai; các quyết định...
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo phụ trách công tác công khai, kế toán.
d) Kiểm tra việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn trường học
- Kiểm tra hệ thống phòng học và các phòng chức năng, hệ thống bếp ăn bán trú, nước uống, nhà vệ sinh, cây xanh, vườn trường, trang thiết bị, đồ dùng dạy học; hệ thống phòng cháy chữa cháy; vệ sinh phòng dịch.
- Đối tượng kiểm tra: Lãnh đạo, cán bộ giáo viên phụ trách công tác an toàn trường học, giáo viên chủ nhiệm và hồ sơ lưu, các văn bản chỉ đạo về công tác an toàn trường học, biên bản kiểm tra, quyết định thành lập các ban, tiểu ban...
V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TRA NỘI BỘ
1. Thành lập Ban kiểm tra nội bộ
- Đầu năm học, sau khi có Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ đơn vị. Thành phần: Thủ trưởng là Trưởng ban, cấp phó là Phó Trưởng ban, các thành viên là các tổ trưởng, khối trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, có phẩm chất tốt, có uy tín, nghiệp vụ chuyên môn giỏi...
2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học
Đầu năm học, sau khi ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ; căn cứ Điều lệ trường học, Quy chế hoạt động, các văn bản hướng dẫn của cấp trên và đặc điểm của nhà trường  xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học
3. Quy trình một cuộc kiểm tra
a) Chuẩn bị kiểm tra
* Ban hành Quyết định kiểm tra

- Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học đã được phê duyệt, Thủ trưởng đơn vị ban hành Quyết định kiểm tra (có thể theo cuộc hoặc theo đợt), lựa chọn nội dung theo kế hoạch. Trong quyết định ghi rõ nội dung kiểm tra, thời gian, thời kỳ kiểm tra, đối tượng kiểm tra…

- Lựa chọn Tổ trưởng và thành viên với số lượng cụ thể phù hợp với nội dung và thời gian kiểm tra.

* Xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra
- Tổ trưởng xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công thành viên trong tổ, thông báo kế hoạch kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra, sắp xếp lịch kiểm tra phù hợp để không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị (người ký quyết định kiểm tra) phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra.
- Chuẩn bị các văn bản liên quan đến nội dung kiểm tra, các mẫu biên bản, báo cáo kết quả kiểm tra cho người ra quyết định kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra
- Thu thập thông tin, hồ sơ liên quan, kiểm tra hồ sơ của đối tượng kiểm tra.
- Kiểm tra thực tế việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Báo cáo giải trình của đối tượng kiểm tra (nếu có).
- Trao đổi, làm rõ nội dung kiểm tra, lấy ý kiến phản hồi của người được kiểm tra.
- Ghi biên bản kiểm tra theo từng nội dung kiểm tra hoặc chỉ ghi một biên bản đối với các nội dung kiểm tra.
c) Kết thúc kiểm tra
- Khi kết thúc làm việc với đối tượng kiểm tra, Tổ trưởng xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra gửi thủ trưởng đơn vị gồm các nội dung: Quá trình kiểm tra; kết quả kiểm tra, xác minh; nhận xét, đánh giá từng nội dung đã kiểm tra; kiến nghị biện pháp xử lý.
- Căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra, thủ trưởng đơn vị ban hành Thông báo kết quả kiểm tra, công khai kết quả kiểm tra, biện pháp xử lý vi phạm, kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có); rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch quản lý của mình (nếu cần).
d) Xử lý sau kiểm tra
- Thủ trưởng đơn vị yêu cầu bộ phận quản lý trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền và theo quy định hiện hành buộc cá nhân, bộ phận thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra, buộc phải bồi thường theo quy định (nếu có).
- Áp dụng hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính… nếu đối tượng không thực hiện các kiến nghị, Quyết định xử lý…; thủ trưởng đơn vị tổng hợp, công khai kết quả xử lý sau kiểm tra.
4. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra nội bộ
- Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ;
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học;
- Mỗi đợt hoặc cuộc kiểm tra cần lưu:
+ Quyết định kiểm tra;
+ Kế hoạch tiến hành kiểm tra;
+ Bản phân công, lịch làm việc;
+ Báo cáo của đối tượng được kiểm tra, báo cáo giải trình (nếu có);
+ Biên bản kiểm tra theo các nội dung hoặc biên bản kiểm tra với cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn;
+ Báo cáo, thông báo kết quả (kết luận) kiểm tra;
+ Báo cáo việc thực hiện kiến nghị sau kiểm tra;
+ Quyết định xử lý hoặc văn bản kiến nghị xử lý (nếu có).
- Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ năm học của đơn vị. Lưu ý: Hồ sơ kiểm tra nội bộ đảm bảo đủ thành phần, sắp xếp theo thứ tự, được đựng trong cặp tài liệu và lưu trữ đầy đủ theo năm học.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường năm học 2022-2023
- Tiến hành kiểm tra theo đúng kế hoạch.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Trên đây là kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường Mầm non Tam Hưng B năm học 2022- 2023, Trong quá trình thực hiện tùy theo tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của nhà trường có thể điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác Kiểm tra nội bộ, thúc đẩy các phong trào của nhà trường phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022- 2023.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- Các PHT, Tổ trưởng (để t/h);
- Các thành viên Ban KTNB(để t/h);
- Lưu VT/VP./.
      HIỆU TRƯỞNG




                     Nguyễn Thị Nguyệt
          
                                          





















 
PHỤ LỤC KẾ HOẠCH CÔNG TÁC KIỂM TRA
Năm học 2022-2023
(Kèm theo Kế hoạch số 103/KH-MNTHB  ngày 20/9/2022 của trường MN Tam Hưng B)
 
Thời gian Công việc thực hiện Ghi chú
Tháng 9+10
2022
Kiểm tra công tác tổ chức đội ngũ CB,GV,NV
 Kiểm tra về CSVC kỹ thuật, thiết bị, đồ dùng ĐC
 KT công tác PCGD
Kiểm tra toàn diện GV
KT công tác y tế học đường -  ATTH
KT QC chuyên môn các lớp
KT chuyên đề XD MT học tập lấy trẻ làm TT
KT HSSS các lớp lần 1
KT
 
Tháng 11+12
2022
KT thực hiện thu – chi các khoản do PH đóng góp
KT thực hiện kế hoạch  phát triển giáo dục
KT QC chuyên môn và chất lượng giảng dạy GV
 KT các HĐ của tổ, nhóm CM
 Kiểm tra toàn diện GV
 
Tháng 01+02
2023
KT chăm sóc ND trẻ
KT QC chuyên môn và chất lượng giảng dạy GV
Kiểm tra toàn diện GV
Kiểm tra chuyên đề PTTC
 
Tháng
3+4
2023
 KT Quy chế dân chủ và việc thực hiện 3 công khai, 4 kiểm tra
 KT QC chuyên môn và chất lượng giảng dạy GV
 KT chăm sóc ND trẻ
 
Tháng
5+6
2023
KT Công tác phòng chống tham nhũng, tiếp công dân
 Kiểm tra về CSVC, thiết bị, đồ dùng ĐC
Hoàn thành các loại hồ sơ kiểm tra.
(Tổng kết năm học 2022-2023).
 





























 

Tác giả: Mầm non Tam Hưng B

Nguồn tin: Trường MN Tam Hưng B

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây